Người lý tưởng hóa (INFP)
Giới thiệu
INFP (hướng nội, trực giác, cảm xúc, linh hoạt) là 1 từ viết tắt gồm 4 chữ cái tượng trưng cho 1 trong 16 kiểu tính cách được xác định bởi Chỉ số phân loại Myers-Briggs (MBTI). Nhóm tính cách INFP thường được biết đến là những người theo trường phái duy tâm. Những người thuộc kiểu tính cách này thường hướng nội và sáng tạo.
Giải nghĩa tính cách
Như bạn có thể thấy, kiểu tính cách INFP đại diện cho Introversion (Hướng nội), Ntuition (Trực giác), Feeling (Cảm xúc) và Perceiving (Linh hoạt)
- Hướng nội (I):INFP thường tập trung vào cách làm cho thế giới ngày một tốt hơn. Mục tiêu chính của họ là tìm kiếm ý nghĩa của họ trong cuộc sống. Mục đích của họ là làm thế nào để có thể phục vụ nhân loại một cách tốt nhất trong cuộc sống của họ. Họ là những người lý tưởng hóa và cầu toàn, là những người làm việc không mệt mỏi trên con đường chinh phục mục tiêu mà họ đã đặt ra.
- Trực giác (N):INFP có trực giác rất tốt về con người. Họ phụ thuộc rất nhiều vào trực giác của mình và sử dụng những khám phá của bản thân để tìm kiếm giá trị trong cuộc sống. Họ tìm kiếm sự thật và ý nghĩa đằng sau mỗi sự việc. Động lực của INFP là giúp đỡ người khác và làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
- Cảm xúc (F):INFP còn được biết đến là những người rất chu đáo và tận tình, chịu khó lắng nghe và làm người khác cảm thấy thoải mái. Mặc dù họ có thể dè dặt trong biểu lộ cảm xúc, nhưng họ lại rất quan tâm và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Với sự chân thành này, INFP trở thành người bạn đáng tin cậy.
- Linh hoạt (P):INFP rất linh hoạt và thoải mái. Khi nguyên tắc bị phá vỡ, INFP có thể trở nên hung hăng, chiến đấu ngoan cường cho chính họ. Khi INFP tiếp nhận một công việc họ quan tâm, họ thường xem đó như chính sự nghiệp của mình.
Đặc trưng tính cách
- Trung thành và tận tâm
- Nhạy cảm
- Ấm áp, ân cần và yêu mến người khác
- Khả năng truyền đạt thông qua viết lách rất tốt
- Thích làm việc 1 mình
- Trân trọng những mối quan hệ thân thiết
- Tập trung vào “viễn cảnh lớn” sau mỗi sự việc hơn là những chi tiết
INFP có xu hướng hướng nội, kín đáo và dè dặt. Những tình huống giao tiếp xã hội thường rút cạn năng lượng của họ và họ thích giao lưu với 1 nhóm bạn thân cố định. Dù cho họ thích ở 1 mình, nhưng điều đó không nên bị nhầm lẫn với tính bẽn lẽn. Hay vào đó, nó chỉ đơn giản mang ý nghĩa rằng INFP có xu hướng thích ở 1 mình. Thay vào đó, họ phải tiêu tốn năng lượng vào các tình huống xã hội.
INFP xem trọng cảm xúc cá nhân và các quyết định của họ thường bị ảnh hưởng bởi những mối quan ngại này hơn là bởi thông tin khách quan. Họ cũng không thích xung đột và cố gắng tránh nó. Khi xung đột hay tranh cãi xảy ra, họ thường xuyên chú ý hơn đến việc sự xung đột khiến họ cảm thấy thế nào hơn là đến những tình tiết thực sự của việc tranh luận.
Khi phải đưa ra quyết định, INFP thích đưa ra các lựa chọn có tính mở. Họ thường trì hoãn việc đưa ra những quyết định quan trọng nhằm tránh trường hợp tình thế thay đổi. Quyết định được đưa ra thường dựa trên các giá trị bản thân hơn là vào logic.
Vì họ khá kín đáo và dè dặt, người khác sẽ thấy khó khăn để hiểu được INFP. Họ có thiên hướng khá là tận tâm với bạn bè thân và gia đình. Họ coi trọng cảm xúc và tình cảm của những người thân yêu.
INFP thường rất sáng tạo, có tố chất nghệ sĩ và tin vào tâm linh. Họ thường khá khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ nhưng lại thích thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của bản thân qua từng câu chữ. Dù cảm nhận rõ rệt về những giá trị riêng của bản thân, các INFP cũng thích thú học hỏi từ những người khác và sẵn lòng lắng nghe cũng như đánh giá, cân nhắc nhiều mặt của 1 vấn đề.
INFP cũng có mong ước biến thế giới thành 1 nơi tốt đẹp hơn. Ngoài việc muốn hiểu rõ thêm nhiều hơn về bản thân và làm thế nào để hòa nhập vào thế giới, họ cũng quan tâm đến việc làm sao để có thể giúp đỡ người khác. Những người thuộc kiểu tính cách này dành khá nhiều thời gian để khám phá mục đích sống của mình và cách thức sử dụng các kỹ năng, tài năng nhằm phục vụ sao cho tốt nhất.
Nhân vật nổi tiếng
Bằng cách nhìn nhận cuộc sống, công việc và hành vi, các nhà nghiên cứu đã cho rằng 1 số các nhân vật nổi tiếng có cùng các đặc trưng tính cách của nhóm INFP. Một vài người có thể kể ra sau đây như:
- Công nương Diana
- J.K. Rowling (Nữ tác giả của loạt truyện “Harry Potter”)
- Anton Chekhov (Nhà văn Nga nổi tiếng)
- Homer (Nhà thơ Hy lạp vĩ đại trong lịch sử)
- Virgil (Nhà thơ Hy Lạp cổ đại)
- Mary, mother of Jesus (Đức Mẹ Đồng trinh Mary)
- St. John, the beloved disciple (Thánh Giôn, tông đồ được yêu mến của Chúa)
- St. Luke; physician, disciple, author (Thánh Luke, thầy thuốc, tông đồ và tác giả )
- William Shakespeare, bard of Avon (William Shakespeare, thi sĩ vùng Avon)
- Henry Wadsworth Longfellow (Evangeline) (Nhà thơ và nhà sư phạm người Mỹ)
- A. A. Milne ( Tác giả người Anh về chú gấu Winnie the Pooh)
- Laura Ingalls Wilder (Nữ nhà văn Mỹ của bộ sách “ Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”)
- Helen Keller (Tác gải, nhà hoạt động chính trị và giảng viên bị mù và điếc người Mỹ)
- Carl Rogers (Nhà tâm lý học người Mỹ)
- Fred Rogers ( Nhà sư phạm, tác giả của show truyền hình “Mister Rogers' Neighborhood”)
- Dick Clark (Người dẫn chương trình truyền hình và radio Mỹ)
- Julia Roberts ( Nữ diễn viên Mỹ với những bộ phim như “Conspiracy Theory”, “Pretty Woman”)
- Amy Tan (Nữ tác giả văn học Mỹ với “The Joy-Luck Club”, “The Kitchen God's Wife”)
- John F. Kennedy, Jr. (Con trai cố tổng thống John F.Kennedy. ông là luật sư và nhà báo)
Những nhân vật hư cấu có cùng kiểu tính cách INFP gồm:
- Calvin (Trong “Calvin and Hobbes”)
- Anne( Trong “Anne of Green Gables “)
- Fox Mulder (Trong “The X-Files “)
- Wesley Crusher (Trong “Star Trek: The Next Generation”)
Nghề nghiệp phù hợp
INFP, về cơ bản, làm tốt những công việc mà họ có thể thể hiện được sự sáng tạo và tầm nhìn của họ. Dù làm việc ăn ý với người khác, họ vẫn thích làm việc 1 mình hơn.
Nhìn chung, INFP làm việc hiệu quả trong những ngành nghề đòi hỏi sự vận dụng trí óc mà tập trung vào con người (nhân loại) và khoa học xã hội, tâm linh, các hoạt động truyền cảm hứng và đòi hỏi tính sáng tạo. Nhân viên xã hội, nhà tâm lý học, huấn luyện kỹ năng sống, nhà tư vấn cai nguyện, nhân viên chăm sóc cộng đồng và trị liệu tinh thần, giáo dục trẻ em, sư phạm và biên kịch là vài trong số những ví dụ về những nghề nghiệp phù hợp với INFP.