Người có khả năng trình diễn (ESFP)

Giới thiệu

ESFP là 1 trong 16 nhóm tính cách được xác định bởi Chỉ số phân loại Meyers-Briggs (MBTI). Những người thuộc kiểu tính cách này thường được xem là ngẫu hững, giỏi ứng phó và tháo vát. Theo nhà tâm lý học David Keirsey, người phát triển nên Bảng phân loại Tính khí Keirsey (Keirsey Temperament Sorter), thì khoảng  4 đến 10% dân số thuộc nhóm tính cách ESTP.

Giải nghĩa tính cách

Như bạn có thể thấy, tuýp tính cách ESFP thiên về Extraversion (Hướng ngoại), Sensing (Giác quan), Feeling (Cảm xúc) và Perceiving (Linh hoạt).

  • Hướng ngoại (E): ESFP thích giao lưu với người khác và cảm thấy được tiếp thêm năng lượng sau khi họ dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội.
  • Gíac quan (S): ESFP thích tập trung vào thực tại hơn là suy nghĩ về tương lai xa. Họ cũng ưa thích việc thực hành, tìm hiểu các dữ kiện cụ thể hơn là các ý tưởng nặng về lý thuyết.
  • Cảm xúc (F): ESFP rất coi trọng cảm xúc cá nhân hơn là logic và các dữ kiện khi đưa ra quyết định.
  • Linh hoạt (P): ESFP thường không dành nhiều thời gian để lập kế hoạch và tổ chức. Thay vào đó, họ muốn bỏ ngỏ các lựa chọn của mình.

Đặc trưng tính cách 

  • Lạc quan
  • Thực tế
  • Tìm kiếm các trải nghiệm mới
  • Ngẫu hứng và đôi khi bốc đồng
  • Thích các dữ kiện và thông tin cụ thể
  • Không thích lý thuyết và thông tin trừu tượng
  • Thích giao lưu
  • Yêu con người và thích trò chuyện xã giao
  • Tập trung vào thực tại
  • Thích sự đa dạng, ghét sự đơn điệu

ESFP thường rất thực tế và giỏi ứng biến. Họ thích học từ những trải nghiệm thực tế hơn là từ sách vở và các cuộc thảo luận mang nặng tính lý thuyết. Vì điều này, những học sinh thuộc nhóm tính cách ESTP đôi khi chật vật trong bối cảnh lớp học truyền thống. Tuy nhiên, họ lại phát huy được khả năng của bản thân khi giao tiếp, tương tác với người khác hoặc học qua trải nghiệm thực tiễn. Khi giải quyết các vấn đề, họ thường tin vào bản năng của mình và khả năng của bản thân nhằm tìm ra được 1 giải pháp. Họ là những người lý trí nhưng đôi lúc lại không thích các cơ cấu, trật tự và việc lập kế hoạch. Thay vào đó, họ hành động ngẫu hứng và không dành nhiều thời gian để nghĩ tới 1 kế hoạch hay 1 lịch trình cụ thể.

Là những người hướng ngoại, ESFP thích dành nhiều thời gian giao lưu, tiếp xúc với mọi người và sở hữu các kỹ năng giao tiếp, tạo lập mối quan hệ tuyệt vời. Họ khá giỏi trong việc hiểu được tâm tư của người khác và có thể đáp lại tình cảm của mọi người theo hướng tích cực nhất. Vì lý do này, ESFP có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba và có sở trường huy động, tạo động lực và thuyết phục các thành viên trong nhóm.

ESFP được mọi người nhìn nhận là người nồng ấm, tốt tính và ân cần. Điều đó khiến họ được nhiều người biết đến và yêu quý. ESFP thích gặp gỡ nhiều người mới và họ cũng khát khao có được những trải nghiệm mới. Thông thường, họ là những người thường tập trung vào thực tại hơn là nghĩ đến tương lai.

Nhân vật nổi tiếng

Bằng cách nhìn nhận cuộc sống, công việc và hành vi, các nhà nghiên cứu đã cho rằng 1 số các nhân vật nổi tiếng có cùng các đặc trưng tính cách của nhóm ESFP. Một vài người có thể kể ra sau đây như:

Các nhân vật hư cấu có cùng kiểu tính cách ESFP

Nghề nghiệp phù hợp

Với việc cực kỳ không thích công việc thường nhật (theo lịch trình), ESFP thể hiện khả năng tốt nhất ở những công việc liên quan tới sự đa dạng. Những công việc đòi hỏi phải giao tiếp xã hội nhiều cũng rất thích hợp với họ, cho phép những người có tính cách này đưa 1 lượng lớn những kỹ năng giao tiếp với người vào sử dụng ở thực tế.  Bất cứ hoạt động nào cần kỹ năng trình diễn hay tiêu khiển đều rất phù hợp với các ESFP. Ví dụ như các vị trí tiếp thị chẳng hạn.

Ngoài ra, ESFP cũng được thấy làm việc trong những nghành nghề liên quan đến việc trực tiếp giao thiệp với khách hàng và khán giả mà ở đó, những kỹ năng như vậy sẽ phát huy ưu thể. Họ có thể làm việc ở những tổ chức khác nhau về kích cỡ hay lĩnh vực hoạt động. Công tác xã hội hay tư vấn xã hội cũng là 1 lĩnh vực ưa thích đối với ESFP. Các ESFP thường nhận ra các năng khiếu nghệ thuật của họ trong các tổ chức truyền thông và giải trí. Những công viêc, ngành nghề mà liên quan nhiều đến các cơ cấu tổ chức và công việc phải làm 1 mình có thể gây khó cho ESFP và họ thường trở nên chán trường trong những tình huống đó.